Xã hội hóa đào tạo STEM

Mô hình xã hội hóa đào tạo STEM là hướng đến một môn học chính thống trong tất cả các trường học trên cả nước hiện nay. Trước đó, giải pháp này đã được triển khai rất thành công tại nhiều trường học ở Mỹ, Trung Đông và một số quốc gia ở châu Á.

Demo lớp học Xã hội hóa tại Hà Nội.

 

Xã hội hóa đào tạo STEM là mô hình được trang bị giải pháp Trường học Thông minh (Smart school). Với cuộc sống hiện đại ngày nay, mọi viễn cảnh nối mạng trở thành hiện thực trong một vài thập kỷ tới thì xã hội hóa đào tạo STEM sẽ quan trọng như học đọc và học viết ở trường phổ thông. Xã hội hóa đào tạo STEM được giảng dạy qua tương tác và quản lý học tập của từng học sinh. Giảng dạy tương tác cho phép giáo viên đưa giáo trình, hay những yêu cầu xuống từng học viên từ bảng tương tác điện tử  thông qua máy tính cá nhân. 
 
 
Sau mỗi chủ đề giáo viên sẽ kiểm tra kiến thức thực tế của học sinh thông qua hình thức tổ chức thi cuối khóa tại trường. Dựa trên kết quả học tập DTT-Eduspec sẽ đề xuất nhà trường triển khai khóa học chuyên sâu cho các học sinh tham dự kỳ thi Robothon cấp thành phố, quốc gia và Quốc tế. Trong quá trình học, học sinh sinh sẽ có cơ hội tham gia các cuộc thi giao lưu liên CLB hoặc thi đấu trình diễn trong các sự kiện.
 
Để triển khai mô hình học tập này cần có sự đạt chuẩn tối ưu theo tiêu chí sau đây : 
 
1. Cơ sở vật chất:

1.1 Lớp Stem Robotics: 01 phòng học bao gồm:

- Bàn ghế cho học sinh và giáo viên.
- Máy tính được cài đặt các phần mềm giảng dạy: 8-10 máy tùy theo số lượng học sinh (3 học sinh/ 1 máy).
- Bộ Lego: 8-10 bộ tùy theo số lượng học sinh (3 học sinh/1 bộ)
- Máy chiếu, màn hình, tủ đựng robot.
1.2 Lớp Stem Computer Science: 01 phòng học bao gồm:
- Bàn ghế cho học sinh và giáo viên
- Máy tính nối mạng LAN và Internet, được cài đặt các phần mềm giảng dạy: 20 – 30 máy tùy theo số lượng học sinh (1 học sinh/ 1 máy)
- Màn chiếu, màn hình.
 
2. Mô hình lớp học:
- Mỗi lớp gồm 21-30 học sinh được chia làm 7-10 nhóm.
- Mỗi nhóm 3 học sinh sử dụng 1 bộ Lego và 1 máy tính để học tập.
 
3. Kế hoạch học tập:
- Thời lượng buổi học kéo dài 60-90 phút/buổi.
- Mỗi tuần học 1 hoặc 2 buổi (theo phân bổ thời khóa biểu của trường).
 
4. Đội ngũ giáo viên giảng dạy: Mỗi lớp được phân hai giáo viên, giảng chính và giảng phụ, có hai hình thức:
- DTT-Eduspec sẽ trực tiếp cung cấp giáo viên giảng dạy tại các lớp học.
- Nhà trường sẽ cử Giáo viên theo kế hoạch của đơn vị để tham gia khóa đào tạo của DTT-Eduspec. Kết thúc khóa đào tạo căn bản, những giáo viên đạt yêu cầu sẽ được tham gia giảng dạy tại cơ sở trường đăng ký.
Tất cả các giáo viên giảng dạy chính thức khóa học STEM đều phải có chứng nhận của iCarnegie.    
 
Với mỗi buổi học các lớp sẽ học theo một chủ đề khác nhau bao gồm phần lý thuyết và thực hành. Học sinh được giáo viên hướng dẫn trực tiếp thông qua hệ thống trình chiếu video, audio, projector. Phần thực hành lắp ráp và lập trình cho robot trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 60 phút. Với môn Stem - Computer Science học sinh sẽ được sử dụng phần mềm Scratch để thực hiện nhiệm vụ được giao. Sau đó từng nhóm học sinh sẽ tự thực hiện lắp ráp và lập trình theo yêu cầu của giáo viên. Cuối buổi học giáo viên sẽ tổng kết kết quả gửi lại nhà trường và chuyển tới tay cha mẹ học sinh.  
 
Chứng chỉ: Sau mỗi khóa học, học sinh sẽ tham gia kỳ kiểm tra cuối khóa và dựa trên kết quả đạt được, học sinh sẽ được nhận chứng chỉ do DTT-Eduspec cấp. Ngoài ra, nếu số học sinh đạt chứng chỉ cao (trên 80 CLB) DTT-Eduspec sẽ tổ chức cuộc thi "Let's Code" để lựa chọn sản phẩm xuất sắc gửi đi thi đấu quốc tế.  

Đối tác: